CHÍNH SÁCH DỰ TRỮ QUỐC GIA NĂM 2022 ...

chính sách dự trữ quốc gia

CHÍNH SÁCH DỰ TRỮ QUỐC GIA NĂM 2022

 

Quy định chung của Nhà nước về các chính sách dự trữ quốc gia được nêu tại Điều 5 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:

 

“1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dự trữ quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

3. Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học – kỹ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.

4. Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

 

Theo quy định tại Điều 6 Luật Dự trữ quốc gia 2012, dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

“1. Ngân sách nhà nước;

2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.”

 

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA GỒM NHỮNG NỘI DUNG GÌ ?

 

Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Dự trữ quốc gia 2012, bao gồm:

 

– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

 

– Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.

 

– Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

 

– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

 

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.

 

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

 

– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

 

– Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia.

 

HÀNH VI NÀO BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA?

 

Các hành vi bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 22 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:

 

– Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.

 

– Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.

 

– Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.

 

– Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.

 

– Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.

 

– Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.

 

– Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.

 

– Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.

 

– Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.

 

– Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

 

Trên đây là một số quy định tổng hợp về hoạt động dự trữ quốc gia như: nguồn hình thành dự trữ quốc gia, việc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia, tổ chức dự trữ quốc gia, thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia, nội dung quản lý dự trữ quốc gia và các hành vi bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia.

 

 

  • Bài viết có liên quan:

Tăng dự trự tiềm lực quốc gia giai đoạn mới.

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86