Căn cứ vào Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
1. Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quyết định nêu rõ, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 30/06/2021 mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay vì phải đóng mức 0.5% như trước đây và số tiền này sẽ được trừ trực tiếp trên số tiền phải nộp hàng tháng.
Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ – BNN của người sử dụng lao động cho người lao động từ ngày 30/06/2021 trở về trước sẽ là 21.5%
Như vậy, căn cứ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2021, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ – BNN của người sử dụng lao động cho người lao động sẽ giảm xuống còn 21%
2. Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí
Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, đối tượng hỗ trợ là người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội. Để được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất thì người lao động và người sử dụng lao động phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Người sử dụng lao động đã đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm: Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động – số lao động mới giao kết hợp đồng lao động từ ngày 01/05/2021; Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với thời gian tạm hoãn trong tháng từ 14 ngày trở lên; Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương với thời gian không hưởng lương trong tháng từ 14 ngày trở lên; Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc trong tháng từ 14 ngày trở lên.
Lưu ý: Số lao động tham gia BHXH tính giảm nêu trên không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1/5/2021.
Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện và được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Quyết định này thì tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không quá 12 tháng.
3. Hỗ trợ để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
– Đối với trả lương ngừng việc
Mức cho vay: Mức lương tối thiểu vùng đối với số lao động theo thời gian ngừng việc thực tế, tối đa 3 tháng, thời hạn vay dưới 12 tháng
Điều kiện: Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lương tối thiểu vùng đối với số lao động đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn
– Đối với trả lương phục hồi sản xuất
Mức cho vay: Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động, tối đa 3 tháng, thời hạn vay dưới 12 tháng
Điều kiện: Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu ngừng hoạt động chống dịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/03/2022; Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn; Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh và không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.