NGƯỜI LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM ...

người lao động mất việc làm

“Báo động : Hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng việc làm chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, số lao động bị mất việc, thôi việc là 279.409 người (chiếm 54,79%). Tình trạng lao động bị mất việc, giãn việc chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

 

Doanh nghiệp mất đơn hàng, lao động mất việc 

 

công nhân nhà máy Thủ Đức

(Công nhân tại nhà máy Thủ Đức)

 

 

Cụ thể như: Bình Dương (71.590 người), Đồng Nai (32.450 người), TP.HCM (44.890 người), Bắc Giang (27.500 người), Bắc Ninh (13.990 người), Hải Dương (16.020 người), Hà Nội (46.860 người)… Trong 5 tháng đầu năm, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 393.377 người, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Phân loại cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay số lao động mất việc làm tập trung tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở một số ngành như dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.

Trong đó lao động ngành dệt may là 68.782 người, da giày 31.653 người, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử là 45.075 người.

Tuy nhiên, bên cạnh một số ngành cắt giảm lao động thì nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động là 481.200 người; trong đó nhu cầu tuyển tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 146.000 lao động.

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định việc cắt giảm lao động hiện tại mang tính cục bộ, vẫn trong khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, nếu khó khăn về thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu, giá năng lượng không được giải quyết thì số lượng lao động phải cắt giảm việc làm sẽ tăng cao, lan rộng sang các ngành nghề khác trong thời gian tới.

Bức tranh việc làm của người lao động cũng phần nào thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp. Trong 5 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 94.959 doanh nghiệp, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Tuy vậy, có 88.040 doanh nghiệp tuyên bố giải thể, phá sản , tăng 22,6%, chủ yếu lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.

Mặc dù tình hình  lao động, việc làm như trêncòn nhiều khó khăn, nhưng theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 5-2023 tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,8% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 4-2023). Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,2%.

 

Để tránh trường hợp tràn công nhân, người lao động mất việc do khó khăn của doanh nghiệp, bắt buộc các chính quyền và các cấp công đoàn tỉnh thành phía Nam và khu vực Động Nam bộ phải nổ lực bằng nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng cùng với doanh nghiệp và người lao động.

 

 

người lao động làm thủ tục thất nghiệp

(Người lao động đang làm thủ tục thất nghiệp)

 

 

Nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động

 

Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề nhân sự, cần phải thực hiện quy trình cắt việc làm, lao động theo đúng quy định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức

 

Theo ông Trung, các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương cần tăng cường thông tin về thị trường lao động; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động mất việc và tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết chính sách cho người lao động. Đơn vị này cũng cần nắm thông tin thị trường lao động cung ứng lao động các đơn vị giải quyết việc làm ngắn nhất, phù hợp nhất với người lao động lúc khó khăn.

 

Theo ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh, để giúp đỡ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thành phố đã chỉ đạo Công đoàn các cấp nắm hoàn cảnh công nhân bị cắt giảm để có phương án hỗ trợ, đặc biệt là về tiền lương, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Từ nay đến cuối năm 2022, Công doàn các cấp sẽ tặng quà, tiền mặt, vé tàu vé xe hỗ trợ đưa công nhân về quê ăn Tết. Cùng với đó, các quận, huyện ra sức hỗ trợ việc làm cho người lao động mất việc làm.

 

Ông Phạm Chí Tâm – Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán 2023, ngoài nguồn kinh phí khoảng 140 tỷ đồng chăm lo Tết, LĐLĐ thành phố cũng đã chỉ đạo LĐLĐ các quận, huyện và TP Thủ Đức tìm nhiều giải pháp để hỗ trợ, chăm lo, lập danh sách điều chỉnh theo thực tế phát sinh. Trong đó, chương trình “Tấm vé nghĩa tình” sẽ tặng 30.000 – 35.000 vé xe đò, tàu hỏa, vé máy bay cho NLĐ gặp khó khăn. Riêng “Chuyến tàu mùa xuân” trong năm thứ 3 tổ chức sẽ hỗ trợ khoảng 500 hộ gia đình tại các khu chế xuất về quê ăn Tết.

 

Theo Viện Công nhân và Công đoàn, nếu không sớm có giải pháp hỗ trợ khẩn cấp sẽ có hàng chục nghìn gia đình rơi vào tình cảnh túng quẫn vì thất nghiệp. Đề xuất cơ chế hỗ trợ cho người lao động, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho rằng, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát về giá, không để lạm phát tăng cao; tăng cường thanh, kiểm tra xử lý vi phạm của các DN, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

 

 

 

  • Bài viết có liên quan khác:

Người lao động đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm giờ làm.

Nhiều giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc làm cuối năm.

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Khoản chiết khấu khai nộp thuế như thế nào ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86