QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HĐ MUA BÁN VBĐ ...

vàng bạc đá quý CTAX

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ

 

 

Thời gian qua, thị trường vàng luôn biến động tăng, giao dịch với số lượng và giá trị lớn. Tuy nhiên, qua theo dõi dữ liệu quản lý thuế, có một số doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý có dấu hiệu kê khai thiếu hoặc không kê khai doanh thu, làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.

 

Tính thuế GTGT của vàng bạc, đá quý:

công thức vàng bạc đá quý

Công thức tính GTGT của vàng bạc, đá quý

 

 

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định khác của pháp luật, tất cả các đơn vị mua, bán, kinh doanh vàng bạc, đá quý phải đáp ứng đủ các tiêu chí về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ, thực hiện niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán… Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, vẫn còn doanh nghiệp (DN) chưa tuân thủ quy định của Nhà nước, lợi dụng chính sách tự khai tự nộp để bỏ ngoài doanh thu, không kê khai thuế.

 

 

 

 

Ngoài ra, Chủ tịch cũng yêu cầu rà soát, thống kê tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý, thực hiện phân tích rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế và các vấn đề khác theo thực tế quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ tại trụ sở Cơ quan thuế theo quy định; trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; truy thu kịp thời số thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành chính về thuế theo quy định; trường hợp, qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý có vi phạm pháp luật về thuế và có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an để tiến hành điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

 

Tuy nhiên, theo ngành thuế, công tác chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chưa có chế tài cụ thể và đơn phương ngành thuế cũng không thể thực hiện được. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, cơ quan liên quan như Cục Quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh…

 

Nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế đối với những hiện tượng này và có đầy đủ thông tin đánh giá rà soát hướng dẫn toàn ngành, chỉ đạo xây dựng chuyên đề kiểm tra (nếu cần thiết).

 

Cục Thuế TPHCM triển khai đến các đơn vị nội dung nêu tại Công văn số 5045/TCT-TTKT ngày 22/12/2021 của Tổng cục Thuế và yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:

 

Rà soát, thống kê tất cả các DN, các hộ, cá nhân kinh doanh có kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý:

 

  • – Thực hiện phân tích rủi ro theo các dấu hiệu trên và các vấn đề khác theo thực tiễn quản lý tại địa phương, kiểm tra hồ sơ tại trụ sở Cơ quan thuế theo quy định, trong trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Kết quả phân tích, kiểm tra cần làm rõ mức độ rủi ro, thu thập đầy đủ thông tin, bằng chứng để kết luận về hiện tượng sau thanh tra, kiểm tra.

 

  • – Phối hợp với các cơ quan liên quan như: Công an, quản lý thị trường, Ngân hàng, Hải quan… để thực hiện quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh vàng bạc, đá quý, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế.

 

(Công văn số 465/CTTPHCM-TTKT1 ngày 18/01/2022 của CT TPHCM)

 

 

    • ♦ Một số bài viết có liên quan:

Tính thuế GTGT mua bán vàng bạc đá quý.

 

Quản lý thuế đối với hoạt động mua bán VBĐQ trên địa bàn tỉnh.

 

    • ♦ Bài viết khác của CTAX:

Ưu đãi miễn, giảm thuế TNCN và đối tượng được áp dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86