QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠ ...

hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

Theo Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 đã có quy định chặt chẽ hơn liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) như: Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.

 

♦Đối với các Doanh nghiệp hoạt động trung gian thanh toán

 

 

  • Qua kiểm tra lưu ý đối chiếu thi thập dữ liệu số tiền chuyển từ người mua đến các cơ sơ kinh doanh có bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ qua các đơn vị trung gian thanh toán (theo từng cơ sở kinh doanh nhận tiền), căn cứ dữ liệu thu thập được từ các đơn vị trung gian thanh toán chuyển Phòng Thanh tra – Kiểm tra số 10 để tổng hợp chuyển các Phòng, các Chi cục Thuế quản lý các cơ sở kinh doanh để đối chiếu với doanh thu kê khai nộp thuế. Nếu chưa được kê khai nộp thuế thì thực hiện xử lý truy thu và xử phạt theo quy định.

 

♦Đối với các tổ chức, cá nhân trong nước có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, trên cá trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) thuê các doanh nghiệp giao nhận cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá đến tay ngời mua có uỷ quyền thu hộ tiền bán hàng

 

 

  • Cục Thuế Thành phố sẽ thực hiện thanh tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, nhất là trường hợp các đơn vị giao nhận được uỷ quyền thu tiền khi giao hàng (hình thức COD), qua đó xác định được các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, doanh thu kinh doanh thương mại điện tử của các đối tượng này.

 

♦Đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển phát (cung cấp hàng hoá xuyên biên giới):

 

 

  • Căn cứ dữ liệu hàng hoá nhập khẩu chuyển phát nhanh vào Việt Nam do Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp định kỳ hàng quý theo Biên bản ghi nhớ về việc thống nhất nội dung phối hợp trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến công tác quản lý thuế, hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 15/10/2021

 

  • Cục thuế Thành phố sẽ tiến hành thanh  tra, kiểm tra điển hình một số doanh nghiệp kinh doanh cung cấp hàng hoá xuyên biên giới có kết hợp đối chiếu với dữ liệu do cơ quan Hải quan cung cấp, qua đó rút kinh nghiệm để đề xuất các biện pháp quản lý thu thuế các đối tượng này.

 

♦Đối với tổ chức, cá nhân cư trú trong nước cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên các nền tảng số (sản xuất nội dung số, ứng dụng số) có phát sinh thu nhập từ Google, Apple, Youtube, Facebook, Netflix…

  

 

  • Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại văn bản số 5176/TCT-TTKT ngày 04/12/2020 về việc thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia.

 

  • Trên cơ sở dữ liệu do các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, Cục Thuê Thành phố sẽ chuyển dữ liệu đến các Phòng thanh tra Kiểm tra, Phòng Quản lý Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, các Chi cục Thuế thành phố, quận, huyện và khu vực để xử lý truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập tại nước ngoài nhưng chưa thực hiện kê khai nộp thuế

 

Một số công việc cần triển khai thực hiện, cụ thể:

 

– Để quản lý việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, cần có giải pháp về công nghệ thông tin một cách tổng thể, phù hợp với đối tượng quản lý mới, phức tạp và đặc thù của loại hình kinh doanh TMĐT. Ngoài việc tiếp tục phát triển ứng dụng theo các công nghệ truyền thống như trước kia, cần nghiên cứu đưa những thành tựu tiên tiến, vượt trội của thế hệ thống công nghệ 4.0 đang là xu thế phát triển lớn mạnh trên thế giới vào hỗ trợ công tác quản lý thuế, nhất là trong các nghiệp vụ phát hiện, cảnh báo, giám sát và đôn đốc đối tượng nộp thuế kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT.

 

– Mở rộng khái niệm, định nghĩa chính sách thuế (cơ sở thường trú) theo Luật và Hiệp định mới để bổ sung đối tượng kinh doanh thương mại xuyên biên giới vào diện chịu thuế.

 

– Cần có sự kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành khác để có được thông tin đầy đủ trong việc quản lý đối tượng kinh doanh TMĐT và quản lý khai báo, thu, nộp thuế.

 

– Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) sẽ xây dựng quy trình đăng ký thuế đơn giản (mở trên website của Tổng cục Thuế hệ thống ứng dụng để hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh trên mạng phát sinh thu nhập tại Việt Nam được thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và kê khai, nộp thuế qua mạng).

 

(Công văn số 661/CTTPHCM-TTKT10 ngày 16/12/2021 của CT TPHCM)

 

 

    • ⋅Một số bài viết có liên quan

-Quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

 

-Thách thức đối với việc quản lý thuế thương mại điện tử

 

 

    • ⋅Bài viết khác của CTAX

-Phân biệt hoá đơn điện tử có mã và không mã của cơ quan thuế

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86