QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DO ...

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Nhằm đảm bảo sự quản lý về thuế, môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, hạn chế và ngăn chặn tình trạng giảm nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Ngày 05/11/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020  quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cụ thể quy định như sau:

  1. Các bên có quan hệ liên kết

Các bên có quan hệ liên kết là các bên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia/ chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một doanh nghiệp khác.

  1. Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch LK

Để xác định giá giao dịch liên kết làm căn cứ để xác định số thuế TNDN phải nộp nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước, ta sử dụng kết quả xác định theo một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập
  • Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập
  • Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết
  1. Chi phí lãi
    • Chi phí lãi vay áp dụng: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ.
    • Cac đối tượng không áp dụng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay: đối với người nộp thuế là các định chế tín dụng, các khoản vay có hỗ trợ của chính phủ, khoản vay ODA
    • Mức khống chế chi phí lãi vay: Sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ thì tổng chi phí lãi trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí khấu hao trong kỳ

Tổng lãi tiền vay được trừ tối đa = 30% (EBITDA – Lợi nhuận khác – Lãi tiền gửi, cho vay)

  • Chuyển chi phí lãi vay không được trừ: Được chuyển chi phí lãi vay nhưng không quá 05 năm tính liên tục kể từ năm liền kề sau đó
  1. Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn
    • Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là tập hợp các giá trị trong khoảng từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75
    • Theo hàm xác xuất thống kê thì trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là giá trị bách phân vị thứ 50
  2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết

Đối với người nộp thuế bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu thương mại được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp
  • Thông tin dữ liệu được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
  • Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
  • Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước hoặc các nguồn khác công bố

Đối với Cơ quan thuế, bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu thương mại được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp
  • Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác;
  • Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
  • Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86