THÁNG ĐẦU NĂM 2023 ĐẠT 46,56 TỶ USD ...

tháng đầu

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG ĐẦU TIÊN NĂM 2023 ĐẠT 46,56 TỶ USD

 

Ngày đầu của tháng năm 2023, biên giới phía Bắc mở cửa (Trung Quốc) đã tạo cơ hội cho hàng hoá xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống, có giá trị như: tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm và cua… Đây là những mặt hàng chỉ xuất khẩu bằng đường bộ, mà trong giai đoạn Trung Quốc kiểm soát dịch ‘Zero COVID’ thì cửa khẩu ách tắc, hàng không xuất được. Vì thế khi họ mở cửa biên giới, việc thông qua các mặt hàng này trở nên dễ hàng hơn. Theo đó, sự tiêu thụ của thị trường đông dân nhất thế giới này đã kìm nén gần 3 năm qua, nay đã mở lại các chuỗi nhà hàng thì nhu cầu thuỷ hải sản tươi sống tăng vọt.

 

Bên cạnh đó, các mặt hàng rau quả và trái cây cũng là mặt hàng xuất khẩu tương đối khả quan khi mà nhu cầu tăng vọt vào mấy này đầu năm mới. Theo Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, trong tháng 1 ghi nhận đơn xuất khẩu trái cây tươi tăng trưởng 30% so với năm ngoái cùng kỳ. Mặt khác, các sản phẩm truyền thống cũng duy trì đơn hàng ổn định.

 

Sức bật của các nhóm hàng nông sản đã đóng góp tích cực cho thành tích chung của hoạt động xuất nhập khẩu.

 

xuất khẩu tháng 1 năm 2023

 

Cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn nên cán cân thương mại đã thặng dư trong tháng đầu năm, ước tính lên tới 3,6 tỷ USD, một con số khá cao; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,64 tỷ USD.

 

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3%, so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu giảm 21,3%; nhập khẩu giảm 28,9%).

 

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước. Trong tháng 01/2023, có 3 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ trọng 37,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.

 

Hàng hóa nhập khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm hàng tư liệu sản xuất, đạt 19,97 tỷ USD, chiếm 93%. Trong đó hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 41,1%; hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 51,9%. Hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 1,51 tỷ USD, chiếm 7%.

 

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 7,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 8,1 tỷ USD. Tháng 01/2023 xuất siêu sang EU ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 100 triệu USD giảm 65,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 3,4 tỷ USD, giảm 52,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 2,5 tỷ USD, giảm 20,9%; nhập siêu từ ASEAN 1,3 tỷ USD, tăng 74,3%.

 

Một trong những chỉ tiêu mà ngành công thương đưa ra trong năm 2023 là kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.

 

Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 6% trong năm 2023, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu lân cận.

 

 

  • Bài viết có liên quan:

Tháng 1 năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD.

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Hàng nhập khẩu bị trả lại người bán hoặc bán lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86