SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY TNHH MTV ...

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY TNHH MTV VÀ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 sô 59/2020/QH14 ban hành ngày 11/06/2020

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Điểm giống nhau giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục về đăng ký kinh doanh
  • Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần
  • Được phát hành trái phiếu theo quy định
  • Có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ;
  • Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát;

Điểm khác nhau giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH một thành viênCông ty TNHH hai thành viên trở lên
Khái niệmCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Công Ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.
Thành viênCó duy nhất một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữuCó từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân bao gồm là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty
Tăng vốn điều lệCông ty có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu góp thêm vốn. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Giảm vốn điều lệTrường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ và phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kếtCông ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên
Quyền chuyển nhượng vốnChủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công tyCó quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác bằng cách chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. Nếu trong vòng 30 ngày ngày kể từ ngày chào bán các thành viên còn lại không mua thì lúc đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại
Cơ cấu tổ chứcDo cá nhân chủ sở hữu là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốcHội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (không bắt buộc đối với công ty có ít hơn 11 thành viên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86