NHTM THỐNG NHẤT LÃI SUẤT TỐI ĐA 9,5 ...

NHTM thống nhất với lãi suất tối đa 9,5%/ năm

NHTM THỐNG NHẤT VỚI LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TỐI ĐA LÀ 9,5%/ NĂM

 

Đây là mức lãi suất huy động mà Hiệp hội Ngân hàng khuyến nghị các tổ chức tín dụng cam kết và các ngân hàng thương mại đồng ý.

 

Ngày 15/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức hội nghị trao đổi với các ngân hàng thương mại thành viên và thống nhất các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp.

 

Một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại cuộc họp là việc tăng mạnh lãi suất huy động thời gian gần đây. Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA cho biết, khi tốc độ tăng nguồn vốn huy động chỉ bằng một nửa tăng trưởng tín dụng, các TCTD gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn. Đặc biệt trong tháng 10-11, trong bối cảnh thị trường liên ngân hàng điều chỉnh, nhiều ngân hàng tạm thời gặp khó khăn về thanh khoản.

 

 

VNBA họp ngày 15/12

 

Khó khăn với các ngân hàng thương mại:

 

Tại buổi họp, đại diện các NHTM nêu khó khăn:

 

  • – Để giữ chân khách hàng, một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã tăng lãi suất cao hơn mặt bằng chung (do người dân tín nhiệm các ngân hàng quốc doanh cao hơn so với các NHTM cổ phần có quy mô nhỏ).

 

  • – Giao dịch tín chấp trên thị trường liên ngân hàng bị hạn chế, hầu hết các giao dịch đều phải có tài sản đảm bảo, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro cao hơn trước. Các NHTM cổ phần quy mô vừa và nhỏ buộc phải thực hiện các giao dịch tiền tệ với tài sản thế chấp là thương phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hàng ngày, tuy nhiên lượng giấy tờ có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trên là có hạn.

 

  • – Áp lực thực hiện quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn (tỷ lệ này đã bị giảm từ 37% xuống 34% vào tháng 10-2022, theo lộ trình thì tháng 10-2023 sẽ tiếp tục giảm xuống 30%) dẫn đến các NHTM đẩy lãi suất huy động vốn trung dài hạn lên cao hơn nhằm đảm bảo tuân thủ quy định.

 

Tác động tức thời đến nhà đầu tư và người dân:

 

ảnh hưởng đến doanh nghiệp

 

  • – Các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy lãi suất huy động, cạnh tranh huy động gay gắt, bất ổn cả người gửi và người cho vay khiến chi phí đầu vào của ngân hàng tăng đáng kể, cao hơn nhiều so với 9 tháng đầu năm nay.

 

  • – Lãi suất đầu vào tăng tất yếu sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu lãi suất vẫn ở mức cao, ngày càng nhiều công ty sẽ hạn chế vay mượn hết mức có thể, và các công ty sẽ không dám thực hiện các dự án đầu tư mới để mở rộng sản xuất và hoạt động.

 

  • – Lãi suất tăng gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu tăng cao, nay lãi suất ngân hàng tăng sẽ tiếp tục đẩy giá thành sản phẩm, trong khi giá bán tăng không tương xứng. => Tương lai tăng giá bán, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

 

Các NHTM đã thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) để ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Trên cơ sở đó, tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có Công văn số 454/HHNH-PLNV báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả cuộc họp và kiến nghị Thống đốc một số giải pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại liên quan đến hỗ trợ thanh khoản từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2023; cùng với đó, thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất.

 

 

 

  • Các bài viết có liên quan:

♦Hiệp hội ngân hàng kêu gọi thông nhất lãi suất huy động tối đa 9,5%/ năm.

♦Ngân hàng đồng thuận đưa lãi suất về dưới 9,5%/ năm

 

  • Bài viết khác của CTAX:

♦Giảm thuế GTGT cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86