CÁC HÌNH THỨC GÓP VỐN/ CÓ ĐƯỢC GÓP ...

Căn cứ vào Khoản 18 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật của Doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Về cơ bản thì các hình thức góp vốn bao gồm:

  • Tiền Việt Nam;
  • Ngoại tệ chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền sở hữu trí tuệ: bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh…, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng…;
  • Công nghệ;
  • Bí quyết kỹ thuật;
  • Tài sản khác..
  • Ngoài ra, có loại hình thức vốn góp khác là góp vốn bằng tri thức, công sức lao động nhưng phải đáp ứng được điều kiện sau:
  • Được các thành viên, cổ đông sáng lập đồng ý góp vốn bằng công sức và công việc
  • Được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam

Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản hết sức đặc biệt được pháp luật công nhận và bảo hộ theo các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản có thể dùng nó để góp vốn vào doanh nghiệp theo điều kiện sau:

  • Quyền sở hữu trí tuệ phải có Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hợp pháp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
  • Quyền sở hữu trí tuệ phải do chủ sở hữu là người được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ hoặc là người đứng tên trên văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp vốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86