THUẾ VÃNG LAI NGOẠI TỈNH LÀ GÌ ? ...

thuế vãng lai ngoại tỉnh

THUẾ VÃNG LAI NGOẠI TỈNH

 

Theo quy định của pháp luật, thuế vãng lai (còn được gọi với nhiều cái tên khác như thuế giá trị gia tăng vãng lai; thuế vãng lai ngoại tỉnh) là thuế mà người nộp thuế phải nộp khi phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt, xây dựng mà không cần thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh (không thuộc tỉnh đặt trụ sở chính).

 

Thuế vãng lai về cơ bản giống như một hình thức thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế vãng lai khác với thuế giá trị gia tăng ở điểm đó là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi không diễn ra tại đúng nơi doanh nghiệp lập giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ phải đóng loại thuế này vào ngân sách nhà nước.

 

Theo hướng dẫn của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC đã được sửa đổi bởi Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của BTC thì:

 

a)“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, … mà không thành lập các đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương.”

 

b)“Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%, hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5% trên doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý địa phương nơi có hoat động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh.”

 

c)“Hồ sơ khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp  đặt, bán hàng vãng lại, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh là Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.”

 

 

Đối tượng nộp thuế VLNT đối với hoạt động xây dựng

 

Căn cứ vào điểm d, Điều 14 Thông tư 156/2013/TT-BTC và điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC, đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh :

 

Đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương tỉnh khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

 

Hướng dẫn cách tính thuế vãng lai

 

“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh”.

 

Như vậy, chỉ những công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì mới phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.

 

 

Các tính TVL ngoại tỉnh trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây dựng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh

Thuế VLNT = Doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương x 2%

 

 

Hoạt động khai nộp thuế vãng lai

 

 

Người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác.

 

Nộp tiền thuế kê khai vào NSNN tại tỉnh  nơi có công trình xây dựng.

 

Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai t huế tại trụ sở chính.

 

– Căn cứ Luật xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/06/2013 quy định :

 

+ Tại Điều 3 về giải thích từ ngữ :

 

21. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

 

22. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

 

23. Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

 

(trích từ Công văn 4386/CTHN-TTHT ngày 28/01/2022 của CT Hà Nội)

 

Bài viết có liên quan

 

Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 (thuvienphapluat.vn)

 

Một số bài viết tham khảo thêm:

 

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế – Kế Toán Ctax

 

 

One thought on “THUẾ VÃNG LAI NGOẠI TỈNH LÀ GÌ ? ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86