VỀ VIỆC KÝ SỐ BẰNG CHỮ KÝ SỐ CÔNG TY CHO HÓA ĐƠN CHI NHÁNH
Chữ ký số là gì ?
Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, có thể ở dạng văn bản/ hình ảnh/ video nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu. Chữ ký số là một phần không thể tách rời của hóa đơn điện tử và xác thực hóa đơn điện tử đó là của đơn vị nào phát hành.
Mẫu CKS trên hóa đơn điện tử
Với trường hợp khách hàng không có chữ ký số liệu hóa đơn điện tử được lập giữa hai bên có hợp lệ hay không?
Căn cứ theo Công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016, trên hóa đơn điện tử không yêu cầu phải có CKS của người mua hàng với những trường hợp sau đây:
- +Bên mua không phải là đơn vị kế toán
- +Trường hợp bên mua là đơn vị kế toán nhưng có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu…
Như vậy để trả lời câu hỏi trên thì hóa đơn điện tử hợp lệ không nhất thiết phải có chữ ký của người mua hàng nhưng phải có chữ ký điện tử của người bán hàng.
Công ty đang sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2020/NĐ-CP về nguyên tắc Công ty phát hành hóa đơn cho Chi nhánh Công ty để bán hàng và cung ứng dịch vụ thì Chi nhánh Công ty xuất hóa đơn điện tử và ký điện tử theo quy định.
Trường hợp Chi nhánh sử dụng hóa đơn của Công ty ghi tên người bán là Chi nhánh và Chi nhánh ký điện tử bằng chữ ký số của Công ty thì nếu không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, các hóa đơn mà Chi nhánh Công ty xuất ra được chấp thuận để kê khai thuế.
Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì thực hiện việc chuyển đổi và áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.
(CV 1792/CTTPHCM-TTHT ngày 09/3/2022 của CT TPHCM)
- Bài viết có liên quan:
Chữ ký số trên hóa đơn điện tử.
- Bài viết khác của CTAX:
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số điều về Quản lý Thuế nghị định số 126/2020/NĐ-CP.