TUYÊN BỐ PHÁ SẢN LÀ GÌ? PHÂN VỚI GI ...

tuyên bố

TUYÊN BỐ PHÁ SẢN LÀ GÌ? PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VỚI GIẢI THỂ.

 

1. Phá sản là gì? Ai có quyền nộp yêu cầu phá sản?

 

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

 

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014: Doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

 

Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

 

– Mất khả năng thanh toán;

 

– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

 

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

 

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

 

Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

 

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

 

Như vậy, doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

 

Trường hợp 1: Doanh nghiệp, HTX không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

 

Trường hợp 2: Doanh nghiệp, HXT có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

 

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

 

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

 

– Người lao động, công đoàn;

 

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

 

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…;

 

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán…

 

2. Phân biệt phá sản với giải thể

 

Thứ nhất, lý do giải thể không đồng nhất đối với các loại hình doanh nghiệp và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản.

 

Thứ hai, phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lý cũng như cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó.

 

Thứ ba, thủ tục giải thể và thủ tục phá sản khác nhau về hậu quả.

 

Thứ tư, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt. Chẳng hạn, pháp luật nhiều nước quy định cấm chủ sở hữu bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian nhất định. Còn trong trường hợp giải thể, vấn đề hạn chế quyền tự do kinh doanh này không được đặt ra.

 

 

 

  • Bài viết có liên quan:

Phá sản là gì? Quy định về mở thủ tục phá sản.

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, thành phẩm hư hỏng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86