NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NH ...

năng lực

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN LÀ GÌ?

 

1. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân

 

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

 

Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hoá ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ). Vì vậy, ở những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, nặng lực pháp luật dân sự cũng được quy đinh khác nhau.

 

2. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

 

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”’ (khoản 3 – Điều 16 BLDS). Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản…

 

Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người đế lại di sản thừa kể chết” vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

 

3. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết

 

Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể có Hên quan khác. “Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm dứt khi người đó chết”, cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật thì phải “khai tử” (Điều 30 BLDS).

 

Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết.

 

 

 

  • Bài viết có liên quan:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân bị hạn chế khi nào?

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Vấn đề lập hóa đơn lùi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86