GIAO DỊCH LIÊN KẾT VÀ XÁC ĐỊNH QUAN ...

xác định quan hệ và giao dịch liên kết

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ LIÊN KẾT, GIAO DỊCH LIÊN KẾT

 

Vậy thế nào là giao dịch liên kết ?

 

Là những giao dịch của các bên có quan hệ liên kết phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh như các hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đi vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.

 

Tại khoản 2 Điều 1, khoản 3 Điều 4 và điểm i khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của chính phủ quy định:

 

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Các GDLK  thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

 

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“GDLK” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

 

Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;”

 

Căn cứ các quy định trên, trường hợp cá nhân chỉ góp vốn vào một doanh nghiệp và phát sinh giao dịch giữa cá nhân đó cho doanh nghiệp mà mình góp vốn mượn tài sản để đảm bảo khoản vay của doanh nghiệp này tại Ngân hàng thì:

 

– Trường hợp giao dịch mượn tài sản phát sinh trong thời gian có hiệu lực của Nghị định 20/2017/NĐ-CP được xác định là phát sinh giao dich liên kết giữa cá nhân cho mượn tài sản và doanh nghiệp mượn tài sản.

 

– Trường hợp giao dịch mượn tài sản phát sinh trong thời gian hiệu lực của Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp phát sinh giao dịch liên kết giữa cá nhân cho mượn tài sả và doanh nghiệp mượn tài sản.

 

Đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh căn cứ tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, các giao dịch tài sản của người nộp thuế và quy định về GDLK tại từng thời kỳ để xác định các bên có quan hệ liên kết, GDLK và hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện đúng quy định.

 

 

  • Các bài viết có liên quan:

Chi phí tính lãi vay đối với doanh nghiệp có GDLK.

 

  • Bài viết khác của CTAX:

Điều kiện, cách thức thực hiện hoàn thuế TNCN

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86