HẠCH TOÁN CHI PHÍ TIẾP KHÁCH HỢP LÝ ...

1. Quy định về hóa đơn tiếp khách hợp lệ:

 

– Khi còn sử dụng hóa đơn giấy thì phải được tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn đúng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC

 

– Hiện nay, đã sử dụng hóa đơn điện tử thì phải được tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn đúng theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC

– Trên hóa đơn phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc như: Tên loại hóa đơn; Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn; Số thứ tự hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và của người mua; Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ…

 

– Hóa đơn ăn uống tiếp khách được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

 

+ Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào

 

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán

 

(các hóa đơn tiếp khách, dịch vụ ăn uống có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thanh toán chuyển khoản)

 

– Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì chi phí ăn uống được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi:

 

+ Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

+ Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 

+ Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).

 

2. Chi phí tiếp khách có bị giới hạn không?

 

– Doanh nghiệp thành lập mới được chi không quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu;

 

– Doanh nghiệp đã thành lập từ 03 năm trở lên được chi không quá 10% tổng số chi được trừ.

 

Phần chi vượt quá mức này khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Đến Thông tư 78/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/8/2014), mức khống chế nêu trên đối với mọi doanh nghiệp là 15% tổng số chi được trừ, không phân biệt sô năm hoạt động.

 

Nay, Khoản 2 Điều 14 của Thông tư 96/2015/TT-BTC đã bãi bỏ quy định tại Điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78 nêu trên.

 

Điều đó có nghĩa là, kể từ ngày 06/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi, doanh nghiệp không phải chịu khống chế đối với khoản chi này nữa và vẫn được tính chi phí hợp lý nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

 – Chi phí tiếp khách sẽ được tính là chi phí hợp lý khi có đầy đủ các hồ sơ sau:

+ Bill thanh toán + oder đi kèm hoặc bảng kê chi tiết món ăn

 

+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng bình thường

 

+ Phiếu xác nhận dịch vụ (booking) hoặc hợp đồng kinh tế

 

+ Phiếu thu tiền nếu thanh toán bằng tiền mặt, cà thẻ

 

+ Các giấy đề nghị (tiếp khách, tạm ứng, thanh toán) (nếu có)

 

3 Một số tài khoản hạch toán chi phí tiếp khách

Chi phí tiếp khách được hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh theo thông tư 200:

 

Nợ TK 641/642:

Nợ TK 1331

Có TK 111/112/131

 

Bài viết liên quan :

 

khoan-chi-tiep-khach-va-mot-so-van-de-dn-can-luu-y

 

Bài viết khác của CTAX:

 

LÃI SUẤT VAY THEO CHÍNH SÁCH THUẾ – Kế Toán Ctax

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86