LẬP HÓA ĐƠN CÓ SAI SÓT VÌ KHÔNG GIẢ ...

lập hóa đơn sai sót

 

HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP CÓ SAI SÓT VÌ KHÔNG GIẢM THUẾ THEO QUY ĐỊNH

 

Căn cứ Công văn số 4153/TCT-CS ngày 29/10/2021 của Tổng cục Thuế về việc triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15;

 

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có cung cấp các hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ thì thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2021/NĐ-CP. Công ty thực hiện trình tự, thủ tục về lập hóa đơn, kê khai thuế GTGT đối với các dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP và Công văn số 4153/TCT-CS ngày 29/10/2021 của Tổng cục thuế.

 

“Điều 3: Trình tự, thủ tục thực hiện

 

 Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

 

Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15”.

 

+ Trường hợp phát hiện sai sót thì Công ty xử lý hóa đơn đã lập theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính.

 

“Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập

 

  • 1.  Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

 

  • 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

 

  • 3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

 

  • 4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

+ Trường hợp khách hàng không có nhu cầu điều chỉnh để giảm thuế suất GTGT theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP thì Công ty căn cứ hóa đơn đã lập để kê khai thuế theo quy định.

 

(Công văn số 9871/CTTPHCM-TTHT ngày 14/12/2021 của CT TPHCM)

 

 

 

  • Một số bài viết có liên quan:

Xuất hoá đơn sai giá và thuế, xử lý như thế nào ?

  • Bài viết tham khảo thêm của CTAX:

Giảm thuế TNDN, miễn thuế TNCN, tiền nộp chậm thuế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đại lý Thuế CTAX 0928 38 78 86