THỦ TỤC RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2023
1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu….
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;…”
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn nghỉ việc từ tháng 4/2017 đến nay (năm 2018) và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm bạn có thể căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đợi tới thời điểm đủ ít nhất là một năm kể từ ngày bạn nghỉ việc để làm thủ tục rút bảo hiểm một lần.
2. Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm, cụ thể có hai mốc tính như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Mức hưởng = 1,5 x số năm đóng BHXH trước 2014 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Mức hưởng = 2 x số năm đóng BHXH từ năm 2014 x Mức lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
3. Hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
– Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần:
– Sổ BHXH;
– Đơn hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu 14-HSB);
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thuộc các trường hợp tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP (theo hướng dẫn tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014 và Điều 20 quyết định 636/QĐ-BHXH).
– Thủ tục hưởng BHXH 1 lần:
– Nơi nộp: Bảo hiểm xã hội quận/huyện, tỉnh nơi cư trú;
– Thời gian giải quyết:
Theo khoản 4, điều 110, Luật BHXH 2014 quy định:
“4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
- Bài viết có liên quan:
BHXH một lần năm 2022: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng
- Bài viết khác của CTAX:
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ và bảng đơn đính kèm.